Sự tích và tục thờ cúng Ông Địa, Thần Tài.

Thổ địa và thần tài

Trong văn hóa tín ngưỡng của người dân Việt nam, từ lâu, Ông Địa và Thàn tài đã trở thành 2 vị thần quen thuộc với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, không nhiều người thực sự hiểu rõ về 2 vị thần này và ý nghĩa của việc thờ cúng Ông địa và Thần tài. Trong bài viết này mọi người hãy cùng Đồ Thờ Ninh Nga tìm hiểu nhé!

1. Ông Địa là ai?

Ông Địa

Ông Địa hay còn được người dân gọi là Thổ Công, là vị thần trông coi đất đai của khu vực nơi ông được thờ cúng. Ông Địa hay được biết đên với hình ảnh vị thần với bụng to, vẻ mặt hiền lành miệng cười khoái chí, tay cầm quạt mo. Theo quan niệm tín ngưỡng của người xưa, mỗi vùng đất, núi rừng, sông, hồ… đều có những vì thần cai quản riêng  vì vậy trong dân gian mới có câu nói “ Đất có thổ công, sông có hà bá “.

Từ thời xa xưa, người dân tin rằng có đất đai thì mới có thể làm nông nghiệp, mới có thể tạo ra áo cơm và có được cuộc sống yên bình. Điều này được khắc họa trong câu nói” An cư, lạc nghiệp“. Nhưng hơn hết, muốn giữ được đất đai thì phải có một vị thần giúp canh giữ những mảnh đất và thế là từ đó những nhà làm nông nghiệp bắt đầu thờ cúng thổ công- vị thần cai quản đất đai nơi đó.

2. Sự tích về Thần Tài.

Thần Tài hay được biết đến vơi hình tượng ông già râu trắng bạc phơ, tay cầm vàng thỏi và có nụ cười hiền hậu. Thần Tài theo tín ngưỡng là một vị thần mang đến tài lộc, của cải, sung túc cho gia đình, mỗi khi làm việc gì, ta thường thấy gia chủ cầu khấn Thần Tài.

Văn hóa, phong tục Việt Nam chịu khá nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, do đó tục thờ ông Địa, ông Thần Tài cũng một phần chịu ảnh hưởng. Ở nước ta, tục thờ Thần Tài bắt đầu từ khoảng đầu thế kỉ XX.

Theo truyền thuyết xưa, có một người lái buôn Trung Hoa tên Âu Minh khi đi qua hồ Thanh Thảo thì tình cờ gặp Thủy Thần, Thủy Thần cho một người gia ân theo phụ giúp tên Như Nguyện. Từ ngày có Như Nguyện công ăn việc làm của Âu Minh thuận lợi suôn sẻ hẳn. Rồi một ngày nọ, vì chút cãi vã, Âu Minh đánh Như Nguyện, vì quá sợ hãi nguyện chui vào đống rác và biến mất. Từ ngày Như Nguyện không còn bên cạnh nữa, Âu Minh làm ăn thua lỗ, nghèo xác xơ.

Từ đó, người ta coi Như Nguyện là vị Thần của Tài lộc, sung túc và lập bàn thờ ở một góc nhà. Hơn nữa, nhan gian truyền nhau rằng tết không được quét nhà sợ mất thần tài trong đống rác.

Cũng có 1 sự tích khác về Thần Tài đó là “Sự Tích mùng 10 tháng giêng âm lịch”. Chuyện kể rằng Thần Tài là vị Thần cai quản tiền bạc, tài lộc trên trời. Trong một lần do uống rượu say nên Thần Tài bị rơi xuống trần gian và không nhớ mình là ai. Mọi người thấy vậy liền lột sạch hết quần áo mũ nón của Thần Tài và đem đi bán. Do không biết làm gì dưới trần gian nên Thần Tài đành đi ăn xin. Ông được một hàng ăn cho ăn, kì lạ là từ lúc ông đến ăn ở đó thì mọi người tới quán ăn rất đông trong khi trước đây quán này rất vắng khách.

Sau một thời gian, người bán hàng đắt khách và cảm thấy Thần Tài chẳng làm gì mà suốt ngày lại được ăn uống đồ ăn ngon, lại toàn dùng tay ăn bốc, người thì bốc mùi, hay lang thang không tắm giặt. Lúc này chủ nhà hàng lại nghĩ rằng nếu cứ để người đàn ông đó ở đây thì khách khứa sẽ sợ hãi mà chạy đi hết nên đã đuổi ông đi. Lúc này cửa hàng đối thủ trước đó đã bị cướp hết khách liền mời Thần tàì vào ăn. Cũng như lần trước thì khách khứa lại kéo đến quán này ngùn ngụt.

Mọi người thấy vậy nên ai cũng ra sức tranh giành mời cho bằng được Thần Tài đến hàng quán của mình ăn để có thể kéo khách đến ăn đông, vậy nên mới có câu “Thần Tài gõ cửa”.

Người dân khu vực đó thấy Thần Tài không có quần áo mặc nên dẫn ông đi mua lại quần áo, được mọi người dẫn đến cửa hàng nơi quần áo ông bị bán, sau khi mặc lại quần áo mũ nón vào thì Thần Tài nhớ lại mọi chuyện trước kia và bay về trời. Mọi người coi Thần Tài như là báu vật và họ lập bàn thờ, tôn thờ ông từ đó. Hóa thân Thần Tài là một người lang thang ăn xin quần áo rách rưới. Ngày mà Thần tài bay về trời cũng chính là ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch

3. Ý nghĩa của việc thờ Thần Tài và Thổ Địa chung một bàn thờ.

Theo dân gian, Thần Tài là vị thần của tiền bạc còn Ông Địa lại là vị thần hộ mệnh cho mảnh đất, mùa màng bội thu, gia súc béo tốt, gia đình ấm no. Nhiều người cho rằng, thờ cả hai vị thần này cùng lúc thì thỉnh cầu của mình sẽ được hai thần cùng chứng, sự sung túc nhờ thế mà mới trọn vẹn.

Thần tài, ông Địa ngà

Người dân quan niệm, bàn thờ Ông Địa, Thần Tài khi được chăm chút, lau chùi thường xuyên thì chuyện làm ăn, kinh doanh sẽ càng phát tài phát lộc. Gia đình có bàn thờ thần tài sẽ được che chở, ấm no, thịnh vượng hơn. Đây chính là ý nghĩa của việc thờ cúng Thần Tài và Thổ Địa của nhân dân từ xa xưa.

4. Ngày vía Thần Tài là gì?

Theo sự tích về Thần tài đã đề cập ở trên thì ngày ông bay về trời là ngày 10 tháng Giêng âm lich. Để tưởng nhớ ngài, mọi người chọn ngày này là ngày vía Thần tài để thờ cúng vật phẩm và mua vàng để cầu tài lộc may mắn, sung túc cho cả năm, đặc biệt là ở những gia đình kinh doanh, buôn bán.

Sự tích này ngấm vào quan niệm của nhiều người, trở thành một tín ngưỡng dân gian nên cứ vào ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch, nhiều gia đình, đặc biệt là những người làm kinh doanh lại đi sắm lễ vật để cúng lấy vía Thần tài để cầu xin làm ăn thuận lợi, phát đạt, thịnh vượng về tài lộc, thuận buồm xuôi gió trong cả năm.  

Ngoài ngày vía Thần tài quan trọng nhất trong năm là mùng 10 tháng Giêng Âm lịch, nhiều người kinh doanh còn chọn ngày mùng 10 Âm lịch hằng tháng để cúng, cầu xin cho may mắn về tài lộc trong tháng. 

Hy vọng những chia sẻ về sự tích và ý nghĩa của việc thờ cúng Thần Tài, Ông Địa ở trên của Đồ thờ Ninh Nga sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về tục thờ cúng để mang lại may mắn trong công việc kinh doanh, làm ăn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *