1. Hướng đặt bàn thờ thần tài
Thần tài – Ông địa là 2 vị thần thường được thờ chung với nhau với mục đích giúp đem lại tiền tài, bảo quản vượng khí, tài lộc cho gia chủ. Ngoài ra, còn giúp xua đuổi nguồn tà khí, hung khí, giúp gia chủ cai quản, bảo vệ đất đai của gia đình.
Có 2 hướng khi đặt bàn thờ Thần tài – Ông địa gia chủ nên chọn đó là hướng đón lộc và hướng tốt theo mệnh của gia chủ.
Chọn hướng đặt bàn thờ Thần tài – ông địa theo mệnh gia chủ
- Mệnh Kim nên đặt bàn thờ thần tài quay về các hướng tốt như: Đông Bắc (Diên Niên), Tây Bắc (hướng sinh khí), Tây Nam (Thiên y).
- Mệnh Mộc nên đặt bàn thờ quay về các hướng tốt: Tây Bắc (Diên niên), Đông (Diên niên), Đông Nam ( Phục vị).
- Mệnh Thủy nên đặt bàn thờ Thần tài – ông địa quay về các hướng tốt như: Tây (Diên niên), Tây Nam (Sinh Khí), Tây Bắc (Thiên Y), Đông Bắc (Phục Vị).
- Mệnh Hỏa nên đặt bàn thờ Thần tài – ông địa quay về các hướng Nam (Sinh khí), Đông Nam (Diên niên), Bắc (Thiên y), Đông (Phục Vị).
- Mệnh Thổ nên đặt bàn thờ Thần tài – ông địa quay về các hướng Đông Bắc (Diên Niên), Đông Nam (Phục vị).
Ngoài ra, theo phong thủy gia chủ hoặc các công ty cho thuê văn phòng còn có thể chọn hướng đặt bàn thờ Thần tài – Ông Địa theo các cung như cung Thiên Lộc, cung Quý Nhân đều là 2 cung may mắn, cát khánh được nhiều người lựa chọn làm hướng đặt bàn thờ.
Cung Thiên Lộc – Hướng Đông Nam
Gia chủ đặt bàn thờ ở Hướng Đông Nam sẽ mang lại may mắn về tiền bạc, sự hưng thịnh trong làm ăn kinh doanh, thăng tiến trong sự nghiệp cho.
Cung Quý Nhân – Hướng Tây Bắc
Cung Quý Nhân nằm ở hướng Tây Bắc; theo quan niệm, khi đặt bàn thờ Thần Tài theo cung Quý Nhân sẽ giúp việc kinh doanh buôn bán trở nên may mắn hơn, có nhiều khách hàng thân thiết, có nhiều người giúp đỡ, tránh được những điều xui xẻo.
2. Vị trí đặt bàn thờ Thần tài – Ông Địa
Bên cạnh việc chọn hướng, vị trí đặt bàn thờ Thần tài cũng rất quan trọng. Khị chọn vị trí đặt bàn thờ Thần tài, nên chú ý những điều sau đây:
Bàn thờ đặt ở nơi thoáng đãng
Tuyệt đối không đặt bàn thờ ở nơi tối tăm mà cần đặt ở nơi sáng, thoáng đãng. Trước mặt bàn thờ nên là một khoảng không gian thông thoáng, không có nhiều vật dụng che chắn. Do đó, mọi người thường hay đặt bàn thờ Thần tài ở gần cửa ra vào tầng 1.
Không nên đặt bàn thờ Thần tài phía dưới hoặc đối diện gương, đèn, nhà vệ sinh, chậu rửa tay hoặc nơi có quá nhiều ánh sáng khiến cho vượng khí và tài lộc bị tán đi, gia chủ gặp xui xẻo, làm ăn thua lỗ. Đây chính là một trong những điều kiêng kỵ khi đặt bàn thờ thần tài mà nhiều gia chủ phạm phải.
Không đặt bàn thờ trên cao
Có khá nhiều người thắc mắc về vấn đề: “Tại sao lại đặt bàn thờ ông Địa và thần tài ở dưới đất?” Theo truyền thuyết thì đất là nơi ông Địa sống. Ông Địa là người cai quản đất đai, do đó, phải ở dưới đây để làm công việc của mình.
Còn thần tài thì có nhiều truyền thuyết khác nhau, trong đó, có chi tiết liên quan đến việc thần tài bị coi là người ăn mày khi xuống trần gian, sống trong góc nhà. Chính vì vậy, người ta đặt bàn thần tài và thổ địa ở dưới đất. Dù thờ ở dưới đây nhưng các vị thần này lại rất ưa sạch sẽ, do đó, gia chủ cần thường xuyên lau dọn ban thờ.
Gia chủ không nên đặt bàn Thần Tài – Ông Địa bên dưới hoặc bên cạnh bàn thờ gia tiên để tránh tạo ra sự xung khắc.
Nên đặt bàn thờ ở gần cửa ra vào
Như đã đề cập ở trên, ông Địa là người cai quản đất đai, do đó, bất kỳ ai ra vào nhà cũng cần được sự cho phép của vị thần này. Việc đặt bàn thờ ở gần cửa ra vào sẽ giúp ông Địa quan sát được mọi người, đồng thời kịp thời ngăn cản những kẻ xấu (ma, quỷ) không vào nhà.
Khi đặt bàn thờ cần chú ý vị trí đặt cần thoáng đãng, được dọn dẹp sạch sẽ, Thần Tài rất thích sạch sẽ, thơm tho nên xịt thêm chút nước hoa vào bàn thờ Thần tài, Ông Địa.
Bàn thờ dựa vào tường
Bàn thờ Thần tài bắt buộc phải dựa vào một bức tường vững chắc. Bức tường này không được trổ cửa sổ hay đục lỗ vì như thế thì tài vận không tụ lại mà sẽ thất thoát. Nếu trong nhà không có bức tường nào phụ hợp để bàn thờ tựa vào, bạn có thể dựng bức vách thay thế.
Bạn cần lưu ý rằng, bàn thờ Thần tài không được đặt gần nhà vệ sinh, gần sọt rác, không đặt trước bếp, trước gương, trước phòng tắm. Tuyệt đối tránh để góc nhọn của đồ vật đối diện với bàn thờ Thần tài.
3. Bàn thờ thần tài cần có những gì?
Khi sắp xếp bàn thờ Thần Tài và Ông địa thì gia chủ bên cạnh hương đăng trà quả thì không thể thiếu các vật phẩm thờ cúng cơ bản, giúp tụ tài lộc và làm hưng vận khí, thuận lợi cho đường buôn bán như sau:
Tượng Ông Địa, Thần Tài: Trên bàn thờ Thần Tài đương nhiên cần có một bức tượng Thần Tài bằng sứ, song song đó người ta còn thờ thêm Ông Địa vì hai vị thần quan này thường đi chung với nhau nhằm cai quản các chuyện buôn bán và đất đai trong gia đạo. Khi sắp xếp tượng của 2 vị thần này để thờ phụng trên bàn thờ thì gia chủ cần lưu ý nên đặt ông Thần tài ở bên trái, bên phải là Ông Địa
Thần phát: Ông Thần Phát: Hay còn gọi là thần Tiền đảm nhiệm công việc trông coi nhà cửa với nét mặt tươi vui, râu dài đậm màu đen, bê trên tay thỏi vàng lớn.
Phật Di Lặc: Gia chủ có thể thỉnh thêm một bức tượng Phật Di Lặc trên bàn thờ, vị phật này đại biểu cho sự quản lý và ngăn chặn các vị thần làm điều khuất tất hoặc lơ là công vụ phù hộ trong gia đạo.
Lưu ý: Tuỳ theo phong tục mỗi vùng miền mà có thờ ông thần phát, phật Di lặc hay không, phong tục các miền bắc, trung, nam có khác nhau.
3 hũ tam tài – gạo, muối, nước: bàn thờ Thần Tài không thể thiếu 3 ly gạo muối nước, Những hũ gạo, muối nước trên bàn thờ Thần Tài được trưng cúng từ đầu năm đến cuối năm mới thay, ý bảo phúc lộc luôn viên mãn cả năm.
Bát nhang: Đây là vật không thể thiếu trên bất cứ bàn thờ nào, không chỉ riêng bàn thờ Thần Tài. Khi đặt bát nhang cần phải mời thầy đến để làm những thủ tục mang lại tài vận và tích tụ vận may cho gia chủ. Trong quá trình thờ cúng, tuyệt đối không di chuyển, động chạm đến bát hương, vì việc này sẽ mang lại những điều không tốt, khiến cho tài lộc bị tán đi.
Lưu ý: Thắp hương phải kiêng số chẵn, 3 nén hương là thờ Thiên, Địa, Nhân, 5 nén là thờ 5 đức tính của con người là nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Tư duy của con người là thích số lẻ, số lẻ là số của sự sinh sôi.
Lọ hoa: Lọ hoa tươi luôn đặt ở bên tay phải trên bàn thờ của Thần Tài – Ông Địa, gia chủ không nên trưng bày hoa giả, hoa đã khô héo khiến khiến cho việc làm ăn cũng bị ảnh hưởng.
Đĩa trái cây: Đi cùng với lọ hoa tươi là đĩa trái cây nhằm thể hiện thành ý. Dĩa trái cây thường đặt bên tay trái đối xứng với lọ hoa tươi. Gia chủ nên thắp hương và thay hoa quả hàng ngày; nhất là vào mùng 1, ngày rằm và các ngày mùng 10
Khay xếp 5 chén nớc hình chữ Thập: Trên bàn thờ thần tài thường được bài trí 5 chén nước tượng trưng cho ngũ phương (Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung ương) và ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) ý muốn đại biểu chó sự phát triển, sinh sôi, giúp tài lộc được thịnh vượng.
Tỳ hưu: Trong truyền thuyết, Tỳ Hưu là linh vật linh thiêng được dân gian kính trọng. Do đó, tượng Tỳ Hưu được lựa chọn để thờ phụng với mục đích chiêu tài hút lộc, trừ tà bắt ma.
Ông Cóc: Còn được biết đến là Thiềm Thừ. Trong phong thủy của người Hoa, Thiềm Thừ là linh thú chỉ đứng sau linh thú Tì Hưu về việc mang lại tài lộc cho gia chủ. Người ta thường bày ông cóc ngậm đồng tiền quay mặt ra ngoài vào ban ngày để mang lại may mắn, hóa giải vận khí xấu và đón tài lộc. Ban đêm thì quay ông cóc vào trong với ý nghĩa là cóc ngậm tiền vàng nhày vào nhà để mang của cải đến cho gia đạo.
Bát tụ lộc: Thường là một tô sứ đẹp, đổ đầy nước và rắc cánh hoa tươi trên mặt nước để đón lấy sinh khí và tài lộc cho gia chủ.
Như vậy, dù bàn thờ Thần Tài đa phần tương đối nhỏ nhưng lại không thể thiếu các đồ vật cần bài trí kể trên để mang lại những điều may mắn và tài lộc cho gia chủ.
3. Những lưu ý khi thờ Thần Tài để rước lộc vào nhà
- Nhớ rửa Thần Tài bằng nước lá bưởi cho sạch trước khi đặt lên bàn thờ.
- Lau bàn thờ bằng nước hoa bưởi vào ngày mùng 10 tháng Giêng, ngày 14 âm lịch và ngày cuối tháng. Khăn tắm cho thần tài và khăn lau bàn thờ phải sạch sẽ và không được sử dụng vào việc khác.
- Giữ Thần Tài sạch sẽ bằng cách lau rửa thường xuyên. Không gian trước mặt bàn thờ phải đảm bảo sạch sẽ, quang đãng, tránh vết nhơ bẩn.
- Nên thắp hương trên bàn thờ vào mỗi buổi sáng trước khi mở cửa và tốt nhất là nên thắp vào khoảng 6h – 7h sáng.
- Thiếu bài vị gương hoặc sai cách đặt Ông Địa, Thần Tài đúng vị trí thì tài lộc sẽ gặp nhiều vấn đề như hao hụt tiền bạc, có đồng ra mà không có đồng vào.
- Thiếu bát tụ lộc là điều vô cùng tai hại. Đây là nơi giữ cho tiền bạc không bị trôi đi. Vì thế nếu thiếu có thể làm cho công việc làm ăn kinh doanh gặp sóng gió.
- Màu bàn thờ xung khắc với màu mệnh của gia chủ gây nên hao tài. Vì thế nên lựa chọn màu bàn thờ nên chọn màu sắc may mắn hợp với mệnh và tuổi của mình.
- Trước khi thay nước mới, gia chủ cần rửa sạch chén thờ. Đồng thời, khi rót nước thờ, gia chủ không nên rót quá đầy mà nên rót cách miệng chén khoảng 1cm.
- Nếu chỉ thỉnh bàn thờ Thần Tài, Ông Địa mà không dán chữ Nho phía sau lưng thì cũng xem như là không được chứng giám.
- Khi mới lập bàn thờ Thần Tài, nên thắp nhang liên tục trong vòng 100 ngày để bàn thờ tụ khí. Trong 100 ngày đó, mỗi sáng chỉ cần thay nước và thắp một nén nhang. Những khi muốn cầu xin điều gì thì thắp 3 nén nhang theo hàng ngang. Những ngày rằm, mùng một, ngày lễ, tết thắp 5 nén nhang theo hình chữ thập. Một năm, chỉ đến ngày 23 tháng Chạp mới rút chân nhang và đem hóa cùng tiền giấy. Khi hóa xong, nên đổ một chút rượu vào đám tro.
- Trước ngày rằm, mùng một hàng tháng, gia chủ nên dành thời gian lau dọn bàn thờ Thần tài sạch sẽ và gọn gàng. Đặc biệt, gia chủ nên sử dụng nước lá bưởi hoặc rượu pha với nước để lau chùi bàn thờ Thần tài.
- Nên lựa chọn các loại hoa như hoa hồng, hoa cúc vàng hay hoa đồng tiền và phải là hoa tươi, không nên thờ bằng hoa khô hoặc hoa giả. Trái cây thì nên chọn ngũ quả
- Lựa chọn đèn thờ, gia chủ nên chọn loại đèn thắp sáng bằng dầu hoặc nến và hạn chế sử dụng đèn thờ bằng điện. Bởi loại đèn này không mang đến hơi ấm cũng như sự linh thiêng trong thờ cúng trên bàn thờ ông Địa – Thần tài.
- Nên chọn loại nhang giữ được tàn để có bát nhang đẹp và tụ khí tốt. Nên đốt nhang cho Thần Tài vào buổi sáng sớm trước khi mở hàng và buổi tối.
- Ở bàn thờ Thần Tài nên đặt thêm tượng Ông Cóc, sáng quay đầu ra, tối quay đầu vào để rước lộc vào nhà. Với khu vực trước tủ thờ, nên đặt một tô sứ đẹp, lòng nông, đổ đầy nước và rải hoa lên trên.
- Lộc cúng chỉ cho người trong nhà mà không được mang cho người ngoài.
- Cắm hương chồng chéo lên nhau là điều tối kỵ. Bởi mỗi bát hương đều có gói Thất Bảo bên trong. Hương chồng chéo đâm vào gói Thất Bảo sẽ khiến không có linh khí. Phạm phải điều này có thể khiến việc làm ăn sa sút, thất bại.
- Không để các con vật nuôi trong nhà chạy lung tung quanh khu vực thờ cúng. Đồng thời, gia chủ không nên để hoa quả quá lâu trên bàn thờ mà không hạ xuống.
Trên đây là một số chia sẻ trong việc bài trí Ban thờ Thần tài, Thổ địa để thu hút tài lộc. Hy vọng với những kiến thức này bạn đã tích lũy cho mình thêm kinh nghiệm thờ cúng để việc thờ phụng luôn trang nghiêm, ấm cúng, giúp cho công việc kinh doanh buôn bán thuận lợi hơn.